Doanh nghiệp mua hàng không có hóa đơn có được tính vào chi phí hợp lý? Quy định thế nào? Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Chi phí hợp lý là gì?
Chi phí hợp lý hay chi phí được trừ được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp, nhất là bộ phận kế toán nhưng pháp luật nói chung và pháp luật về thuế nói riêng không có định nghĩa thế nào là chi phí hợp lý.
Việc không định nghĩa là điều hợp lý, bởi lẽ chi phí này khi xác định thu nhập chịu thuế, tính thuế thu nhập doanh nghiệp rất đa dạng và phức tạp nên không thể quy định một khái niệm chung để nhận diện mọi chi phí.
>> Tham khảo: Quy định hồ sơ điều chỉnh lại quyết toán thuế TNDN.
Mặc dù pháp luật không định nghĩa nhưng có quy định về điều kiện được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; theo đó một khoản chi chỉ cần đáp ứng điều kiện theo quy định sẽ trở thành chi phí hợp lý và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Căn cứ điều kiện chi phí được trừ quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có thể hiểu như sau:
Chi phí hợp lý là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Mua hàng không có hóa đơn có được tính vào chi phí hợp lý?
Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản không được trừ và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn vẫn được tính vào chi phí hợp lý nếu đáp ứng 3 điều kiện:
Điều kiện 1:
– Mua hàng hóa của người dân khai thác, sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra.
– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Điều kiện 2: doanh nghiệp phải lập Mẫu 01/TNDN – Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC:
– Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.
– Các khoản chi phí này KHÔNG bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với giá trị mua hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên.
– Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
>> Tham khảo: Xuất hóa đơn với hàng biếu tặng.
Điều kiện 3: Cung cấp đủ các chứng từ đi kèm gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Chứng từ thanh toán trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ gồm: Đề nghị thanh toán, phiếu chi trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt hoặc giấy báo nợ trong trường hợp thanh toán qua ngân hàng.
- Biên bản bàn giao hàng hóa, dịch vụ.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi