Phụ cấp tiền ăn có tính thuế TNCN không? Quy định cụ thể thế nào? Bài viết được thực hiện bởi hoadondientuxacthuc, hy vọng sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.
>> Tham khảo: Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót đã gửi người mua.
1. Thuế TNCN là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN) có thể được hiểu là một loại thuế trực thu, là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.
Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, khoản thu này sẽ công bằng với mọi đối tượng, góp phần làm giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
– Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
– Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2. Phụ cấp tiền ăn có tính thuế TNCN không?
Theo Khoản 5, Điều 3, Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn về các chế độ phúc lợi cho người lao động nhưng không quy định cụ thể về tiền ăn ca.
Tuy nhiên, có thể hiểu tiền ăn ca là một trong những khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động hỗ trợ thêm cho người lao động để chi trả chi phí ăn giữa ca trong thời gian làm việc.
Tiền ăn ca thường được trả theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng tùy quy định riêng của từng doanh nghiệp. Mức tiền ăn ca do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận.
Căn cứ theo Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 5, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BT:
“Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
…
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
…
- g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
…
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.”
>> Có thể bạn quan tâm: Cách xuất hóa đơn xăng dầu từng lần bán theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
Như vậy, khoản tiền ăn ca, ăn trưa cho người lao động chi cho người lao động thuộc khoản chi phí hợp lý và không phải chịu thuế thu nhập cá nhân nếu đáp ứng các điều kiện:
– Được chi dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
– Hoặc không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa nhưng mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Mặt khác, tại Khoản 4, Điều 22, Thông tư 26/2016/TT-BTC có quy định về mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động thì mức tiền ăn giữa ca cho người lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
Như vậy, tiền ăn ca sẽ không tính thuế TNCN trong 02 trường hợp:
– Công ty tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
– Không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động với mức chi tối đa 730.000 đồng/người/tháng.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel: 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi