Hạch toán hóa đơn tiêu dùng nội bộ thế nào?

Quy định về hạch toán hàng hóa tiêu dùng nội bộ

Bài viết hướng dẫn doanh nghiệp xuất hóa đơn và hạch toán với hàng hóa tiêu dùng nội bộ đúng quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Hóa đơn với hàng tiêu dùng nội bộ

Cũng theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung cần tuân thủ theo Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Như vậy, hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần đảm bảo các nội dung:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
  • Số hóa đơn
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán.
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua.
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ.
  • Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua: Đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, trên hóa đơn phải có chữ ký của người bán, dấu của người bán (nếu có), chữ ký của người mua (nếu có).

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Thời điểm lập hóa đơn: thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch:

“Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”

Mã của cơ quan thuế: đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có): theo hướng dẫn tại Điểm e, Khoản 6, Điều này và các nội dung khác liên quan (nếu có).

Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn:

  • Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn ( ) hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
  • Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
  • Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu trên hóa đơn là “đ”. Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

>> Tham khảo: Cần chú ý gì khi lập biên bản quyết định sử dụng hóa đơn điện tử.

2. Hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ thế nào?

Hàng tiêu dùng nội bộ

Theo quy định mới nhất tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hàng tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn nhưng không cần khai thuế. Nghĩa là trên hóa đơn cần ghi chú, dòng giá bán là dòng chưa thuế GTGT, dòng thuế suất và tiền thuế sẽ gạch chéo.

Doanh nghiệp có thể hạch toán tiêu dùng nội bộ theo Thông tư 133 và Thông tư 200 như sau:

– Hạch toán đầu ra:

+ Phản ánh giá vốn:

Vì khi mua hàng hoá đã ghi nhận tăng giá trị hàng hoá. Do đó khi xuất dùng nội bộ kế toán phải phản ánh giá vốn tăng lên và hàng hoá, thành phẩm trong kho giảm đi tương ứng.

Nợ TK 632

Có TK 156, 155.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

+ Phản ánh doanh thu

Nợ TK 1388: Ghi nhận tăng khoản phải thu khác đây là tài khoản trung gian

Có TK 5111, 5112: Theo Quyết định 48

Có TK 512: Theo Quyết định 15

(Doanh thu này ghi nhận theo chi phí sản xuất hoặc giá vốn của hàng hoá)

– Hạch toán tăng chi phí

+ Nếu như hàng hoá xuất làm công cụ dụg cụ thì hạch toán

Nợ TK 142: Nếu như hàng hoá làm CCDC sử dụng nhỏ hơn 12 tháng

Nợ TK 242: Nếu như hàng hoá làm CCDC sử dụng lớn hơn 12 tháng

Có TK 1388: Ghi nhận giảm khoản phải thu khác khác vì đây là tài khoản trung gian.

>> Tham khảo: Doanh nghiệp có thể xem báo cáo tài chính ở đâu?

Tiếp theo sau khi hàng hoá trở thành công cụ dụng cụ rồi thì tiến hành trích phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng vào chi phí của doanh nghiệp.

+ Nếu như hàng hoá chuyển thành tài sản cố định

Nợ TK 211: Ghi tăng tài sản cố định

Có TK 1388: Ghi nhận giảm khoản phải thu khác khác vì đây là tài khoản trung gian

Sau đó bạn trích khấu hao tài sản cố định tính vào chi phí.

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*