Lập báo cáo tài chính doanh nghiệp thế nào?

Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính

Bài viết hướng dẫn các bước để doanh nghiệp lập báo cáo tài chính nhanh chóng và chính xác trên phần mềm HTKK. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.

>> Tham khảo: Nội dung nào không bắt buộc trên hóa đơn điện tử?

1. Khái niệm báo cáo tài chính

Căn cứ vào quy định tại Điều 3, Luật kế toán số 88/2015/QH13, Quốc hội đã giải thích rõ khái niệm báo cáo tài được hiểu là là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì báo cáo tài chính chính là một trong những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, tình hình tài chính hay kết quả kinh doanh trong kỳ, trong năm của mỗi doanh nghiệp. Thông qua báo cáo tài chính, người xem có thể nhận định được khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp trực thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính báo cáo tài chính hàng năm.

Riêng với các công ty hay tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, cùng với báo cáo tài chính năm thì các đơn vị này còn phải làm báo cáo tài chính tổng hợp/báo cáo tài chính hợp nhất vào mỗi cuối kỳ kế toán năm, dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh trực thuộc.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Thực tế, báo cáo tài chính nó đóng một vai trò quan trọng, ý nghĩa với công tác quản lý của các doanh nghiệp, giúp hỗ trợ hiệu quả cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn cũng như khả năng huy động vốn trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Tại điều 16, Thông tư 151/2014/TT-BTC đã quy định về hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp gồm:

1.1. Báo cáo tài chính năm

Phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp để lựa chọn chế độ kế toán. Nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ thì áp dụng theo thông tư 133 bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, cân đối tài chính, thuyết minh báo cáo tài chính.

Với doanh nghiệp lớn áp dụng theo thông tư 200 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.

1.2. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân

Tờ khai này được thực hiện theo mẫu tờ khai quyết toán thuế 05/DTT-TNCN. Nếu trong 1 năm không trả lương cho bất kỳ 1 nhân viên nào thì không phải nộp.

1.3. Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN sẽ kèm theo phụ lục tùy theo từng lần phát sinh thực tế tại doanh nghiệp:

Ví dụ: Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phụ lục chuyển lỗ, các phụ lục ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, phụ lục thông tin về giao dịch liên kết.

>> Tham khảo: Hóa đơn đầu ra và đầu vào không cùng đơn vị tính có sai phạm không?

2. Các bước lập BCTC trên phần mềm HTKK

Lập báo cáo tài chính

Để lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm HTKK mà doanh nghiệp đang sử dụng

Bạn cần mở phần mềm HTKK (hỗ trợ kê khai) mà doanh nghiệp mình đang sử dụng lên rồi tiến hành đăng nhập.

Trên giao diện “Đăng nhập hệ thống”, bạn cần điền mã số thuế của doanh nghiệp mình vào mục “Mã số thuế” rồi nhấn nút “Đồng ý” là đã có thể đăng nhập thành công.

Bước 2: Chọn tính năng “Báo cáo tài chính”

Sau khi đã đăng nhập vào hệ thống HTKK, muốn lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 trên HTKK, bạn cần chọn chức năng “Báo cáo tài chính”, chọn tiếp “Bộ báo cáo tài chính (B01a-DNN) (TT 133/2016/TT-BTC)”.

Thực tế, khi báo cáo tài chính theo Thông tư 133 trên HTKK cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, bạn có thể chọn Bộ báo cáo tài chính B01a-DNN hoặc B01b-DNN, nhưng đa phần thì các doanh nghiệp sẽ chọn mẫu B01a-DNN.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bước 3: Chọn “Niên độ tài chính”

Ngay sau khi chọn xong bộ báo cáo tài chính phù hợp với doanh nghiệp của mình, giao diện “Niên độ tài chính” trên HTKK sẽ hiển thị.

Tại đây, bạn cần điền tất cả các thông tin được yêu cầu để có thể tiếp tục làm báo cáo. Cụ thể:

“Năm”: Là năm tài chính bạn tiến hành làm báo cáo tài chính này.

“Từ ngày”… “Đến ngày”: Thời gian báo cáo tài chính sẽ báo cáo. Ví dụ như: Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017.

Nhấn tích chọn “Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục”

Nhấn tích chọn: “KQHĐKD” và “LCTTGT hoặc “KQHĐKD” và “LCTTTT” đều được.

Cuối cùng, sau khi đã hoàn tất thông tin, bạn bấm nút “Đồng ý”

Bước 4: Hoàn tất thông tin trên giao diện “Nhập tờ khai”

Tiếp đó, giao diện “Nhập tờ khai sẽ hiển thị, bạn nhập số liệu vào đủ 3 biểu, bao gồm: CĐKT, KQHĐSXKD, LCTTGT.

Sau khi đã nhập xong thông tin, bạn chọn nút “Ghi” và đợi màn hình hiển thị thông báo “Đã ghi dữ liệu thành công!” là xong.

Bước 5: Kết xuất báo cáo

Bạn chọn tiếp nút “Kết xuất XML” và lưu vào một file trên máy tính của mình, dữ liệu này khi lưu sẽ dùng để gửi qua mạng cho cơ quan thuế.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách tính thuế TNCN lương NET.

Kết luận

Ngoài ra, quý độc giả có nhu cầu được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử miễn phí xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*