Nội dung nào không bắt buộc trên hóa đơn điện tử?

Nội dung trên hóa đơn điện tử nào không bắt buộc

Doanh nghiệp cần chú ý gì khi lập hóa đơn điện tử? Nội dung nào không bắt buộc trên hóa đơn? Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Quy định về sử dụng hóa đơn điện tử

Hoá đơn điện tử có nhiều lợi ích, trong số đó không thể không nhắc tới độ an toàn, chính xác gần như tuyệt đối của hoá đơn điện tử xác thực. Đây là loại hoá đơn có mã xác thực của cơ quan thuế, vì thế hoá đơn này không thể làm giả.

Trong khi hoá đơn giấy viết tay thường dễ xảy ra sai sót như: viết sai tên, tuổi, địa chỉ, mã số thuế, đơn giá….gây ra những phiền toái không đáng có. Việc xử lý những sai sót này cũng rất phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Hóa đơn điện tử được chuyển và lưu trữ trên trên máy tính nên việc bị mất, cháy, hỏng là không có. Trong khi hóa đơn giấy phải được gửi qua đường bưu điện hoặc các đơn vị vận chuyển khác nên những rủi ro mang lại là điều không tránh khỏi.

>> Tham khảo: Chữ ký số và chứng thư số có gì khác biệt?

Căn cứ khoản 1; khoản 2 Điều 59 và Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) được quy định như sau:

“Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.

2. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiếp tục có hiệu lực thi hành đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.”

Ngoài ra, hiệu lực thi hành được quy định tại Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2022) như sau:

“Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.
…”

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Như vậy, theo như những quy định trên, thì từ ngày 01/07/2022 bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử như đã nêu trên.

2. Nội dung không bắt buộc trên hóa đơn

Quy định về nội dung không bắt buộc trên hóa đơn điện tử

Trong nhiều trường hợp, hóa đơn điện tử không cần bắt buộc phải có đầy đủ những nội dung nhất định.

Hóa đơn điện tử tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh thì không bắt buộc phải ghi tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.

Hóa đơn điện tử bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì tiêu thức không bắt buộc gồm có:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua, chữ ký điện tử của người mua;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Hóa đơn điện tử là tem, vé, thẻ thì không bắt buộc:

  • Chữ ký điện tử, chữ ký số của người bán (trừ trường hợp tem, vé, thẻ là hóa đơn điện tử do cơ quan thuế cấp mã);
  • Tiêu thức của người mua, thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Với tem, vé, thẻ điện tử có sẵn mệnh giá thì tiêu thức không bắt buộc gồm: đơn vị tính và số lượng đơn giá.

>> Tham khảo: Hướng dẫn tra cứu biên lai điện tử.

Đối với chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là hóa đơn điện tử thì tiêu thức không bắt buộc gồm:

  • Ký hiệu hóa đơn,
  • Ký hiệu mẫu hóa đơn,
  • Số thứ tự hóa đơn,
  • Thuế suất thuế giá trị gia tăng,
  • Mã số thuế, địa chỉ người mua,
  • Chữ ký số,
  • Chữ ký điện tử của người bán.

Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng thì một số tiêu thức không bắt buộc gồm: đơn vị tính, số lượng đơn giá.

Trong trường hợp hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế, tiêu thức không bắt buộc gồm:

  • Ký hiệu hóa đơn,
  • Ký hiệu mẫu hóa đơn,
  • Tên địa chỉ,
  • Mã số thuế của người mua,
  • Chữ ký điện tử của người mua,
  • Đơn vị tính,
  • Số lượng,
  • Đơn giá.

>> Tham khảo: Bảng tính thuế TNCN lũy tiến và hướng dẫn áp dụng.

Cuối cùng, trường hợp với phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử, những tiêu thức không bắt buộc gồm:

  • Không thể hiện tiêu thức của người mua mà thể hiện tên người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, địa chỉ kho xuất hàng, kho nhập hàng;
  • Không thể hiện tiền thuế, thuế suất, tổng số tiền thanh toán.

Kết luận

Ngoài ra, quý độc giả có nhu cầu được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử miễn phí xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*