Từ năm 2005, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai việc thu hộ tiền điện qua ngân hàng để tăng tính tiện ích cho khách hàng và nâng cao năng suất lao động.
Thực trang việc thanh toán tiền điện trực tuyến
Sau khi EVN ký thỏa thuận hợp tác với 4 ngân hàng lớn là BIDV, VietcomBank, Vietinbank, AgriBank đã đẩy tỷ lệ thanh toán và thu tiền điện qua ngân hàng và tổ chức trung gian, cho đến năm 2018 là 49,45% số khách hàng. Trong giai đoạn từ 2005-2011, số lượng khách hàng tham gia chưa cao và người dùng hầu như vẫn nộp tiền mặt như thói quen.
Trong giai đoạn 2012-2015, chính sách triển khai hóa đơn điện tử, EVN là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm. Từ đó khách hàng sử dụng điện có thể lấy hóa đơn tiền điện qua website, chăm sóc khách hàng của ngành điện cũng như nhận hóa đơn qua Email của khách hàng.
Từ năm 2016, sau khi hoàn thành áp dụng hóa đơn điện tử, mong muốn nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ khách hàng, EVN đã ra chỉ tiêu chỉ thu tiền điện trực tuyến. Chính vì vậy việc thanh toán tiền điện qua ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến được đẩy mạnh. Cho tới năm 2017, EVN đã hợp tác với 27 ngân hàng vào 10 tổ chức trung gian giúp giảm bớt việc nhân viên phải đến tận nhà khách hàng để thu tiền.
Năm 2018 đã có 49,45% khách hàng của EVN tham gia thanh toán trực tuyến. Đến hết tháng 5 năm 2019 có 52,36% khách hàng thanh toán trực tuyến. Tỷ lệ có khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt cao nhất là ở Thành Phố Hồ Chính Minh (91,61%) và Hà Nội (81,98%).
Thu tiền điện trực tuyến là hướng đi của tương lai
Tiếp diễn sau đó là các đề án phát triển thanh toán không không dùng tiền mặt tại Việt Nam được Chính Phủ đề ra là bệ phóng tốt cho việc chuyển đổi hình thức thanh toán. Các nội dung liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt cũng như cung cấp dịch vụ trực tuyến giúp 100% đơn vị của ngành điện đã hợp tác với ngân hàng, kho bạc trong dịch vụ thu tiền điện.
Hiện đại hơn nữa là việc ngành điện mở rộng hợp tác với các tổ chức thanh toán như: ECPay, Payoo, Momo, VNPay, Zalopay, Viettel, VNPost, Napas. Các tổ chức trung gian này đều là các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian.
Từ đó, khách hàng có thể tùy chọn các hình thức thanh toán như: Thanh toán trích nợ tự động tài khoản, thanh toán qua internet banking/mobile banking/ví điện tử của các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán. Hoặc thanh toán bằng ủy nhiệm chi bằng cách yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để thanh toán tiền điện hàng tháng cho điện lực.
Điểm đáng lưu ý là việc thanh toán tại phòng giao dịch ngân hàng, thanh toán tiền mặt tại các điểm thu tiện dụng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi của các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng dần trở thành thị hiếu. Giúp người dùng điện có nhiều lựa chọn thanh toán hơn, tiện lợi hơn trong việc thanh toán tiền điện
Như vậy, thanh toán trực tuyến đã đang và sẽ chiếm thế thượng phong. Cách thức này ngày càng thể hiện được nhiều ưu điểm vượt trội mà từ ngành điện lẫn người dùng đều được lợi khi sử dụng.
Nguồn: Einvoice.vn
Để lại một phản hồi