Bài viết tổng hợp quy định về thời hạn cần nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mà kế toán cần nắm được. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Quy định thời hạn quyết toán thuế TNDN
Tại Điều 32 của Luật Quản lý thuế 2006, Quốc Hội đã quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
– Đối với thuế khai và nộp theo tháng, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 12 của tháng tiếp theo tháng có phát sinh nghĩa vị thuế.
– Đối với thuế khai và nộp theo năm thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế được tính:
+ Chậm nhất là ngày thứ 13 của tháng đầu tiên năm dương lịch (hoặc năm tài chính) nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế năm;
>> Tham khảo: Hướng dẫn giải trình với cơ quan thuế.
+ Chậm nhất là ngày thứ 13 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế, nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý.
+ Chậm nhất ngày thứ 19, tính từ ngày kết thúc năm dương lịch (hoặc năm tài chính), nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Như vậy, khi đã nắm vững các quy định pháp luật về cách khai và quyết toán thuế thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn rất nhiều và người nộp thuế sẽ không cần phải thắc mắc quyết toán thuế có khó không nữa.
Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế có khó không? Người nộp thuế khi chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế cần phân biệt đó là hồ sơ quyết toán thuế cho tháng, quý hay năm để chuẩn bị cho phù hợp.
Theo đó, khi khai và tính thuế, người nộp thuế cần phải đảm bảo khai chính xác, đầy đủ và trung thực các nội dung trong tờ khai thuế, đồng thời nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu được quy định trong hồ sơ khai thuế theo đúng quy định pháp luật.
Quy định về hồ sơ khai thuế theo tháng, quý hay năm hiện đã được Quốc hội ban hành rõ trong Điều 31, Luật Quản lý thuế 2006 và bổ sung thêm trong Khoản 8, Điều 1, Luật Quản lý thuế sửa đổi 2012.
1.1. Hồ sơ khai thuế theo tháng
Khi tiến hành khai thuế theo quý, các đơn vị kinh doanh cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các yêu cầu sau:
– Tờ khai thuế tháng;
– Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra;
– Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào;
– Các tài liệu khác có liên quan đến số thuế phải nộp.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
1.2. Hồ sơ khai thuế theo năm
Khi tiến hành khai thuế theo năm, các đơn vị kinh doanh cần phải chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các yêu cầu sau:
– Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế phải nộp;
– Hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý gồm tờ khai thuế tạm tính và các tài liệu khác liên quan đến xác định số thuế tạm tính;
– Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm và các tài liệu khác liên quan đến quyết toán thuế.
1.3. Hồ sơ khai thuế đối với đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
Đối với các đơn vị kinh doanh khai và nộp thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế thì cần phải chuẩn bị hồ sơ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
– Tờ khai thuế;
– Hoá đơn, hợp đồng và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Lưu ý rằng:
– Đối với các đơn vị kinh doanh khai và nộp thuế cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan sẽ được dùng làm hồ sơ khai thuế.
– Chính Phủ có quy định từng loại thuế sẽ phải khai theo tháng, năm hay tạm tính theo quý, theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế hay các trường hợp cụ thể khác. Do đó các đơn vị kinh doanh khi quyết toán thuế cần phải căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành để chuẩn bị hồ sơ cho phù hợp.
>> Tham khảo: Hóa đơn đầu vào ngày chủ nhật có hợp lệ không?
2. Những sổ sách cần in khi quyết toán thuế
Hiện nay, quyết toán thuế cần in những sổ sách gì đang là thắc mắc của không ít kế toán doanh nghiệp.
Căn cứ vào quy định hiện hành thì trước khi quyết toán thuế, kế toán cần phải đi in trước những sổ sách sau:
– Sổ nhật ký chung của DN;
– Sổ nhật ký bán hàng của DN;
– Sổ nhật ký mua hàng của DN;
– Sổ nhật ký chi tiền của DN;
– Số nhật ký thu tiền của DN;
– Sổ chi tiết công nợ phải thu của tất cả các khách hàng;
– Sổ chi tiết công nợ phải trả của tất cả các nhà cung cấp;
– Toàn bộ các biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm;
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
– Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng;
– Sổ cái các tài khoản: 131, 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15;
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định;
– Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ;
– Sổ khấu hao tài sản cố định;
– Sổ khấu hao công cụ dụng cụ;
– Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư;
– Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho;
– Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).
Ngoài ra, kế toán khi in các sổ sách phục vụ mục đích quyết toán thuế cũng cần lưu ý rằng: số thứ tự của các phiếu phải được đánh và sắp xếp một cách tuần tự, đúng quy định.
Kết luận
Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý độc giả vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi