Doanh nghiệp thực hiện thủ tục báo cáo tình hình sử dụng biên lai như thế nào? Bài viết được thực hiện bởi đội ngũ phát triển nội dung từ hoadondientuxacthuc.com, hy vọng sẽ đem đến những nội dung hữu ích với quý độc giả.
1. Quy định báo cáo tình hình sử dụng biên lai
Để biết thủ tục lập báo cáo sử dụng biên lai hợp pháp ra sao, các đơn vị kinh doanh phải căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành có liên quan:
– Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11
– Thông tư số 153/2012/TT-BTC
– Thông tư số 110/2015/TT-BTC
– Thông tư số 303/2016/TT-BTC
Tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 153/2012/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định về báo cáo tình hình biên lai thu tiền phí, lệ phí như sau: “Hàng quý, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày cuối cùng của mỗi quý, Cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”
>> Tham khảo: Hóa đơn trong xuất khẩu hàng hóa được quy định thế nào?
Như vậy, căn cứ quy định trên, các cơ quan thu phí và lệ phí khi lập báo cáo về tình hình sử dụng biên lai phải tuân thủ những thủ tục sau:
– Các cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm phải lập và nộp báo cáo về tình hình sử dụng biên lai theo quý nộp lên Chi cục Thuế quản lý trực tiếp;
– Thời hạn nộp báo cáo sử dụng biên muộn nhất trong vào 15 ngày, tính từ ngày cuối cùng của mỗi quý;
– Thủ tục báo cáo sử dụng biên gồm: Tờ khai Mẫu báo cáo về tình hình sử dụng biên lai thu phí, lệ phí hợp lệ.
– Các cơ quan thu phí, lệ phí có thể nộp báo cáo này theo 1 trong 3 cách, bao gồm:
- Gửi trực tiếp tại trụ sở cơ quan Thuế;
- Gửi qua hệ thống bưu chính;
- Hoặc gửi bằng văn bản điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Sau khi các cơ quan thu phí, lệ phí đã nộp báo cáo sử dụng biên lai lên cơ quan thuế trực thuộc, hồ sơ báo cáo sẽ được tiếp nhận:
– Nếu hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế thì công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế;
– Nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu chính thì công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế;
– Nếu hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Lưu ý rằng:
– Cơ quan thuế sau khi tiếp nhận hồ sơ báo cáo sử dụng biên lai sẽ không trả kết quả cho người nộp thuế.
– Các tổ chức nhận in biên lai đặt in cũng có trách nhiệm phải báo cáo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc nhận đặt in biên lai định kỳ 06 tháng/lần; thời hạn báo cáo chậm nhất là vào ngày 30/7 và 30/01 của năm; nội dung báo cáo thể thể hiện rõ các tiêu thức gồm: Tên, mã số thuế, địa chỉ tổ chức đặt in biên lai; số, ngày hợp đồng; tên biên lai; ký hiệu mẫu biên lai; ký hiệu biên lai; số lượng biên lai đã in (từ số…đến số) cho từng tổ chức. Đây là quy định được Bộ Tài chính ban hành rõ trong Điều 4, Thông tư số 303/2016/TT-BTC.
Cũng tại Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 153/2012/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các Cơ quan thu phí, lệ phí khi ủy nhiệm cho bên thứ ba lập Biên lai thu phí, lệ phí theo hướng dẫn tại Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 4 trong Thông tư số 153/2012/TT-BTC thì vẫn phải báo cáo về tình hình sử dụng Biên lai thu tiền phí, lệ phí.
Tuy nhiên, việc ủy nhiệm giữa bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể:
– Nội dung văn bản ủy nhiệm phải ghi đầy đủ các thông tin về Biên lai ủy nhiệm (hình thức, loại, ký hiệu, số lượng biên lai (từ số… đến số…); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức giao nhận hoặc phương thức cài đặt biên lai ủy nhiệm (nếu là biên lai tự in); phương thức thanh toán biên lai ủy nhiệm.
– Bên ủy nhiệm phải lập thông báo ủy nhiệm có ghi đầy đủ các thông tin về biên lai ủy nhiệm, mục đích ủy nhiệm, thời hạn ủy nhiệm dựa trên văn bản ủy nhiệm đã ký kết, có tên, chữ ký, dấu (nếu có) của đại diện bên ủy nhiệm cho bên nhận uỷ nhiệm và gửi thông báo phát hành tới cơ quan thuế; Đồng thời phải được niêm yết tại trụ sở của tổ chức nhận ủy nhiệm và nơi thu phí, lệ phí.
– Biên lai thu tiền phí, lệ phí ủy nhiệm được lập vẫn phải ghi tên của Cơ quan thu phí, lệ phí (bên ủy nhiệm) và đóng dấu bên ủy nhiệm phía trên bên trái của mỗi tờ biên lai thu tiền phí, lệ phí (trường hợp biên lai được in từ thiết bị in của bên nhận uỷ nhiệm thì không phải đóng dấu của bên ủy nhiệm).
– Khi hết thời hạn ủy nhiệm hoặc chấm dứt trước hạn ủy nhiệm, hai bên phải xác định bằng văn bản đồng thời thông báo cho Cơ quan Thuế và niêm yết tại nơi thu phí, lệ phí.
>> Tham khảo: Thuế tncn nộp theo tháng hay quý?
2. Kê khai thuế với biên lai thu phí
Biên lai hiện được chia thành 02 loại chính, bao gồm:
– Biên lai in sẵn mệnh giá. Đây là loại mà trên mỗi tờ biên lai đều đã được in sẵn số tiền phí, lệ phí cho mỗi lần nộp tiền. Loại biên lai in sẵn mệnh giá này được sử dụng để thu các loại phí, lệ phí có mức thu được cố định cho từng lần. Biên lai này bao gồm cả cả các hình thức tem, vé.
– Biên lai không in sẵn mệnh giá. Đây là loại biên lai có số tiền thu được tổ chức thu phí, lệ phí lập vào thời điểm thu tiền phí, lệ phí. Loại biên lai này được áp dụng cho các trường hợp sau:
- Các loại phí và lệ phí được pháp luật quy định mức thu bằng tỷ lệ phần trăm (%);
- Các loại phí và lệ phí có nhiều chỉ tiêu thu, số chỉ tiêu sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của tổ chức, cá nhân nộp tiền phí, lệ phí.
- Các loại phí và lệ phí mang tính đặc thù trong giao dịch quốc tế.
Biên lai thu tiền phí và lệ phí hiện được thể hiện theo các hình thức sau:
+ Biên lai đặt in. Đây là loại biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí; hoặc do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức thu phí và lệ phí.
+ Biên lai tự in. Đây là loại biên lai do các tổ chức thu phí, lệ phí tự in bằng các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí.
+ Biên lai điện tử. Đây là loại biên lai tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Với thắc mắc “biên lai thu tiền phí, lệ phí có kê khai thuế không” thì bạn và DN có thể tham khảo ngay Công văn số 4824/BTC-TCT của Tổng cục Thuế quy định về biên lai phí, lệ phí.
Nội dung của Công văn số 4824/BTC-TCT đề cập chi tiết các quy định về chứng từ thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách nhà nước; chứng từ thu phí, lệ phí không thuộc Ngân sách nhà nước; chứng từ thu học phí của cơ sở đào tạo ngoài công lập. Trong đó, duy chỉ có chứng từ thu phí, lệ phí không thuộc ngân sách nhà nước mới phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, tại Điều 2, Công văn số 4824/BTC-TCT, Tổng cục Thuế đã căn cứ vào quy định của phần D, Mục III, Thông tư số 63/2002/TT-BTC và khẳng định: những đơn vị thu phí của Ngân sách nhà nước nhưng được UBND tỉnh ra quyết định hoặc các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quy định chuyển đổi thành loại hình doanh nghiệp, loại hình ngoài công lập và để lại 100% số thu cho đơn vị theo nguyên tắc hạch toán tự chủ tài chính có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được (phí không thuộc Ngân sách nhà nước).
Đồng thời, các đơn vị trên khi thu phí không thuộc ngân sách nhà nước thì phải sử dụng hóa đơn theo đúng quy định tại Thông tư số 120/2002/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP của Chính phủ.
Các địa phương có trách nhiệm phải rà soát tất cả các trường hợp thu phí không thuộc ngân sách Nhà nước đang sử dụng mẫu Biên lai của Bộ Tài chính để thu hồi lại.
Các chứng từ thu học phí của cơ sở đào tạo ngoài công lập cũng phải sử dụng hóa đơn theo đúng quy định pháp luật.
Riêng các đơn vị sử dụng kinh phí Ngân sách nhà nước thực hiện chức năng quy định của pháp luật phục vụ cho công tác thu phí, lệ phí được Ngân sách nhà nước để lại một phần để bù đắp, duy trì hoạt động thì sẽ sử dụng phiếu thu theo quy định, mẫu C30-BB, ban hành kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.
>> Tham khảo: Mẫu thông báo phát hành biên lai điện tử.
Các trường hợp đơn vị làm dịch vụ ngoài chức năng được quy định thì phải đăng ký kê khai nộp thuế.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì các khoản thu phí, lệ phí không thuộc Ngân sách nhà nước thì sẽ không sử dụng Biên lai thu phí, lệ phí của Bộ Tài chính và phải khai và nộp thuế theo đúng quy định.
Còn đối với các khoản thu phí và lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước thì được sử dụng biên lai thu tiền phí, lệ phí và hoàn toàn không phải kê khai thuế.
Kết luận
Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi