Hạch toán tài sản cố định thuê tài chính cần chú ý gì?

Hạch toán tài sản cố định cho thuê tài chính

Bài viết hướng dẫn doanh nghiệp hạch toán tài sản cố định cho thuê tài chính. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính

Tài khoản 212 là tài khoản dùng để hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của toàn bộ tài sản cố định thuê tài chính của doanh nghiệp. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 212:

  • Bên Nợ: Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng.
  • Bên Có: Nguyên giá của TSCĐ tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp.

>> Có thể bạn quan tâm: Mức nộp lệ phí môn bài.

Để hạch toán tài sản cố định thuê tài chính, kế toán cần phân biệt 2 phần chính, hạch toán tại đơn vị đi thuê và đơn vị cho thuê tài sản cố định thuê tài chính.

1.1. Tại đơn vị đi thuê

1.1.1. Khi nhận TSCĐ thuê ngoài:

  • Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm thuê.
  • Nợ TK 142: Số cho thuê phải trả
  • Có TK 342: Tổng số tiền phải trả chưa tính thuế.

1.1.2. Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng:

  • Nợ TK 342: Số tiền thuê phải trả
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào.
  • Có TK 111, 112,…

1.1.3. Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, kết chuyển chi phí:

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 214: Số khấu hao phải trích
  • Có TK 1421: Trừ dần vào phải trả chi phí.

1.1.4. Kết thúc hợp đồng đi thuê:

  • Nợ Tk 1421: Chuyển nốt giá trị tài sản còn lại chưa khấu hao hết.
  • Nợ Tk 214: Giá trị hao mòn.
  • Có Tk 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơnTra cứu hóa đơn điện tử.

1.2. Hạch toán tại đơn vị cho thuê

1.2.1. Khi bàn giao TSCĐ cho bên đi thuê:

  • Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê
  • Nợ TK 214: Giá trị hao mòn tài sản
  • Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê
  • Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê.

1.2.2. Định kỳ theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ (cả vốn lẫn lãi).

  • Nợ TK 111, 112, 1388…: Tổng số thu
  • Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ
  • Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.

1.2.3. Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ.

  • Nợ TK 811
  • Có TK 228.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Một số khái niệm mà doanh nghiệp cần lưu ý

Hạch toán tài sản cố định thế nào?

Tài sản cố định là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và dùng được vào nhiều chu kì sản xuất và theo Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định cách hiểu cụ thể về từng loại tài sản cố định.

Có ba loại tài sản cố định:

2.1. Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái cụ thể vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị…,có thể thay đổi hình dạng, giá trị,bản chất trong quá trình nâng cấp, sửa chữa,hay hao mòn dần theo thời gian.

2.2. Tài sản cố định vô hình

Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…

>> Tham khảo: Hướng dẫn về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.

2.3. Tài sản cố định thuê tài chính

Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Khấu hao là, chỉ cần đặt, các chi phí phát sinh do việc sử dụng tài sản. Đây là hao mòn của một tài sản hoặc giảm bớt trong các giá trị lịch sử do cách sử dụng. Thêm vào này, nó là chi phí ít hơn bất cứ các tài sản có giá trị trên trục vớt cuộc sống hữu ích của nó ước tính. Đó là kinh phí vì nó là kết hợp với thu nhập phát sinh thông qua việc sử dụng của tài sản đó. Khấu hao thường lây lan trong cuộc sống có ích kinh tế của một tài sản vì nó được coi là chi phí của một tài sản hấp thu qua cuộc sống hữu ích của nó.

Không thay đổi chi phí khấu hao là tính phí đối với thu nhập phát sinh thông qua việc sử dụng của các tài sản. Phương pháp khấu hao để được thông qua là tốt nhất còn lại để quản lý các quyết định trong việc xem xét đến tính đặc thù của doanh nghiệp, điều kiện kinh tế hiện hành của các tài sản và hướng dẫn kế toán hiện hành và các nguyên tắc như ngụ ý trong chính sách của tổ chức.

Đó là Cần lưu ý rằng không phải tất cả tài sản cố định giá trị mất giá từ năm này sang năm khác. Đất đai và các tòa nhà, ví dụ, thường xuyên có thể làm tăng giá trị tùy thuộc vào điều kiện bất động sản địa phương thực…

Kết luận

Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*