Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu được quy định thế nào?

Thuế xuất nhập khẩu áp dụng với đối tượng nào?

Bài viết tổng hợp quy định quan trọng về các đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung hữu ích đối với quý độc giả.

1. Khái niệm thuế xuất nhập khẩu

Thuế hải quan là một loại thuế do nhà nước đặt ra đối mỗi cá nhân, tổ chức có liên quan khi thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt Nam theo quy định. Thông thường có 02 loại thuế hải quan là thuế đối với hàng xuất khẩu và thuế đối với hàng nhập khẩu.

Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào các mặt hàng mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ muốn hạn chế hoạt động xuất khẩu nhằm kiểm soát hoặc ổn định mức giá của các mặt hàng trong nước và bảo vệ nguồn cung trong nước của một số mặt hàng.

Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định theo từng mặt hàng cụ thể tại Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài Chính ban hành. Biểu thuế sử dụng thuế suất tỷ lệ phần trăm, phân biệt theo mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu nhằm tăng thu cho ngân sách hoặc bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt…

>> Tham khảo: Thủ tục báo cáo tình hình sử dụng biên lai.

Có 03 loại thuế nhập khẩu đó là:

– Thuế nhập khẩu thông thường.

– Thuế nhập khẩu ưu đãi.

– Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Tại khoản 5, 6, 7 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 định nghĩa như sau:

– Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

– Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Quy định đối tượng áp dụng thuế xuất nhập khẩu

Tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016 quy định về đối tượng chịu thuế như sau:

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

– Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

– Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:

+ Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

+ Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

+ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

+ Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

>> Tham khảo: Hướng dẫn cách hoàn thuế TNCN online nhanh chóng.

3. Hướng dẫn nộp thuế hải quan trực tuyến

Cách bước nộp thuế hải quan trực tuyến

Phương thức nộp thuế điện tử cho phép người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế trực tiếp trên Cổng thanh toán điện tử Hải quan mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối với internet và được IVB xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế thành công ngay sau khi nhận được yêu cầu chuyển tiền nộp thuế và thực hiện thông quan ngay hàng hóa.

Bước 1. Đăng ký tài khoản nộp thuế hải quan điện tử

Để có thể tiến hành đăng ký tài khoản nộp thuế điện tử hải quan, trước đó người nộp thuế cần chuẩn bị chữ ký số để có thể khai báo thủ tục hải quan nhằm phục vụ khi đăng ký cũng như khi nộp thuế.

Bạn tiến hành truy cập Cổng thông tin điện tử Hải quan tại địa chỉ: https://epayment.customs.gov.vn/epaymentportal/login để kê khai thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ nộp thuế Hải quan điện tử 24/7.

Bạn cần cập nhật thông tin ủy quyền trích nợ tài khoản ngân hàng khi sử dụng nộp thuế điện tử Hải quan. Cùng với đó, bạn cần đăng ký email và số điện thoại người giao dịch.

Ngoài ra, người nộp thuế phải tiến hành kê khai thủ tục hải quan tại hệ thống thông quan điện tử của cơ quan hải quan sau khi đã khai báo hệ thống xác định số tiền phải nộp chi tiết cho từng sắc thuế, tài khoản nộp tiền, mã và tên cơ quan hải quan, mã và tên Kho bạc nơi mở tờ khai.

Bước 2. Người nộp thuế kê khai và nộp Bảng kê nộp thuế trên Cổng thanh toán điện tử hải quan

Để nộp thuế hải quan điện tử, bạn cần tiến hành kê khai và nộp bảng kê khai thuế theo Mẫu số 01/BKNT ngay trên Cổng thanh toán điện tử hải quan https://epayment.customs.gov.vn/epaymentportal/login.

Trên giao diện trang chủ của Cổng thanh toán điện tử hải quan, người nộp thuế đăng nhập hệ thống bằng “user ID” vào hệ thống VNACCS, cập nhật mã số thuế và số tờ khai cần nộp tiền. Với các trường hợp hệ thống đã định danh chữ ký số của doanh nghiệp thì người nộp thuế chỉ cần kê khai số tờ khai.

Đồng thời khi tiến hành đăng ký, hệ thống sẽ cung cấp cho người nộp thuế toàn bộ thông tin nộp tiền chi tiết cho từng tờ khai hải quan (theo mẫu bảng kê nộp thuế do Bộ Tài chính quy định).

Với các trường hợp người nộp thuế đã khai chính thức tờ khai hải quan nhưng lại không có thông tin nộp tiền trên Cổng thanh toán điện tử hải quan, thì bạn cần liên hệ lại với bộ phận hỗ trợ để được xử lý.

Cùng với đó, người nộp thuế phải kiểm tra các thông tin nộp tiền theo số tờ khai đăng ký nộp tiền:

  • Được phép lựa chọn số tiền thuế sẽ nộp, lựa chọn ngân hàng ủy quyền trích nợ tài khoản cho dịch vụ Nộp thuế điện tử;
    Kiểm soát nội bộ nộp tiền của người nộp thuế, ký số thanh toán nộp tiền trực tiếp qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.

Sau khi người nộp thuế đã ký số vào chứng từ nộp tiền, hệ thống của cơ quan hải quan sẽ gắn ID cho chứng từ nộp tiền của người nộp thuế.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bước 3. Cơ quan hải quan chuyển ngân hàng thông điệp trích tiền nộp thuế

Tiếp đến, hệ thống Hải quan sẽ ký chữ ký số điện tử và gửi yêu cầu của người nộp thuế theo đúng ID chứng từ nộp tiền đề nghị theo đề nghị trích tiền từ tài khoản đến Ngân hàng được người nộp thuế chỉ định.

Thông điệp dữ liệu nộp thuế bằng ID chứng từ nộp tiền gửi qua Cổng thanh toán điện tử hải quan sẽ bao gồm: Mã hải quan, mã kho bạc nơi cơ quan hải quan mở tài khoản, số tiền chi tiết theo từng sắc thuế, mục lục ngân sách nhà nước,.. và một số chỉ tiêu khác có liên quan.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bước 4. Ngân hàng trích tài khoản, chuyển tiền nộp thuế

Sau khi cơ quan thuế đã chuyển tới ngân hàng thông điệp trích tiền nộp thuế điện tử hải quan thì ngân hàng có trách nhiệm phải phối hợp thu nhận thông tin đề nghị thanh toán. Ngân hàng có thể kiểm tra chữ ký số của người nộp thuế và chữ ký số của Tổng cục Hải quan đã đăng ký với ngân hàng, và tiến hành xử lý như sau:

Nếu các chữ ký số đã đúng và ngân hàng chấp nhận lệnh thanh toán của người nộp thuế thì xử lý tiếp như sau:

+ Với trường hợp thông điệp nộp tiền được gửi tới vào thời điểm trong giờ giao dịch: Ngân hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế để chuyển tiền và thông tin nộp tiền vào kho bạc nhà nước; đồng thời chuyển thông tin người nộp thuế qua Cổng thanh toán điện tử hải quan theo đúng ID chứng từ nộp tiền do cơ quan hải quan đã cấp.

+ Với trường hợp thông điệp nộp tiền được gửi tới thời điểm sau giờ dừng giao dịch: Ngân hàng thực hiện trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế để chuyển tiền vào tài khoản trung gian của ngân hàng, chuyển thông tin nộp tiền của người nộp thuế qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Riêng đối với ngày làm việc cuối cùng của năm thì ngân hàng phải phối hợp ngân hàng ủy nhiệm thu để hạch toán và truyền chứng từ ngay trong ngày làm việc cuối cùng này.

Sau khi ngân hàng đã thực hiện lệnh thanh toán của người nộp thuế, truyền thông tin nộp tiền đến Cổng thanh toán điện tử hải quan và được hệ thống này chấp nhận là thời điểm ngân hàng cam kết chấp nhận thanh toán với ngân sách thay cho người nộp thuế.

Ngoài ra, với các trường hợp có chữ ký số của người nộp thuế hoặc của Tổng cục Hải quan không phù hợp, hoặc ngân hàng không chấp nhận lệnh thanh toán của người nộp thuế đã gửi qua Cổng thanh toán điện tử hải quan thì ngân hàng sẽ thông báo lại Cổng thanh toán điện tử hải quan để doanh nghiệp biết và sửa đổi các lỗi sai về thông tin trên giấy nộp tiền.

Bước 5. Trừ nợ, thông quan/giải phóng hàng hóa

Sau khi nhận đã được thông tin nộp thuế bằng ID chứng từ nộp tiền từ ngân hàng phối hợp thu, hệ thống của hải quan sẽ tự động kiểm tra thông tin giấy nộp tiền, số tiền thuế đã nộp.

Trường hợp các thông tin đã chính xác thì hệ thống hải quan sẽ tiến hành trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế, chuyển sang hệ thống VNACCS để thông quan hàng hóa.

Thường thao tác này chỉ phải thực hiện trong vài giây, rất nhanh chóng.

>> Tham khảo: Thông báo phát hành hóa đơn điện tử.

Bước 6. Hạch toán thuế

Bước cuối cùng trong 6 bước nộp thuế điện tử hải quan là hạch toán thuế. Cuối giờ làm việc hoặc đầu giờ sáng ngày làm việc tiếp theo thì kho bạc Nhà nước sẽ gửi bảng kê giấy nộp tiền có gắn chữ ký số vào ngân sách nhà nước cho cơ quan thu qua Trung tâm dữ liệu của Bộ Tài chính.

Cơ quan hải quan căn cứ bảng kê gắn chữ ký số cập nhật vào hệ thống kế toán tập trung, hạch toán thu với ngân sách.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã nộp lệ phí hải quan qua các ngân hàng, tiền đã về tài khoản của cơ quan Hải quan nhưng hệ thống của cơ quan Hải quan không tự động trừ nợ, các tờ khai của doanh nghiệp vẫn bị treo nợ lệ phí hải quan.

Lý do dữ liệu trên giấy nộp tiền của các ngân hàng truyền sang hệ thống hải quan có một số thông tin sai như số tờ khai là “chín số 9” hoặc “mười một số 9”, thay vì phải ghi chính xác là 9999999999 (10 chữ số 9), hoặc loại hình không ghi là “N/A” nên tiền được chuyển vào hệ thống không tự động thanh khoản được.

Nguyên nhân: Người nộp lệ phí ghi sai thông tin trên Giấy nộp tiền qua ngân hàng, hoặc nhân viên ngân hàng khi nhập dữ liệu vào hệ thống không chính xác.

Cách khắc phục: đề nghị khi thực hiện nộp tiền phí/lệ phí hải quan, người nộp thực hiện ghi thông tin trên Giấy nộp tiền lệ phí để Hệ thống hải quan tự động trừ nợ như sau:

– Tên cơ quan thu: Chi cục nơi đăng ký tờ khai;

Mã cơ quan thu của Chi cục nơi đăng ký tờ khai

Số tài khoản tạm thu “3511”; tại Kho bạc Nhà nước nơi Chi cục đăng ký tờ khai mở tài khoản.

Mã tiểu mục: 2663; mã chương: theo mã chương của từng doanh nghiệp.

– Trường hợp nộp lệ phí cho nhiều tờ khai, để Hệ thống tự động trừ nợ, cần ghi: số tờ khai là: 9999999999 (mười số 9); loại hình là: N/A (không xác định); ngày đăng ký là ngày nộp tiền lệ phí.

– Trường hợp nộp lệ phí cho từng tờ khai: ghi chi tiết số tờ khai, loại hình, ngày đăng ký của tờ khai.

Kết luận

Ngoài ra, quý độc giả có nhu cầu được tư vấn về hóa đơn điện tử và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử miễn phí xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 11 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*