Lập hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài thế nào?

Nội dung hóa đơn sử dụng trong xuất khẩu hàng hóa.

Khi xuất khẩu hàng hóa cho công ty nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam vẫn cần xuất hóa đơn theo quy định. Với một số trường hợp đặc biệt thì quy định sử dụng hóa đơn xuất khẩu cho công ty nước ngoài sẽ như sau:

1. Trường hợp xuất khẩu tại chỗ

Tại Điều 68 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm các hoạt động sau:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 32, Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao và nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơnTra cứu hóa đơn điện tử.

Theo đó, các hoạt động xuất khẩu trong trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng hóa đơn.

Như vậy, khi căn cứ vào các quy định trên, doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn VAT cho công ty ở nước ngoài trong những trường hợp sau:

  • Bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan;
  • Hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ theo đúng quy định của Điểm b, Điều 68, Thông tư 38/2015/TT-BTC.

>> Tham khảo: Bộ báo cáo thuế cho doanh nghiệp.

2. Trường hợp xuất khẩu dịch vụ phần mềm

Quy định về xuất hóa đơn

Trong Công văn số 76605/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, trường hợp các DN sử dụng hóa đơn GTGT, có phát sinh hoạt động xuất khẩu phần mềm cho công ty nước ngoài thì DN sẽ không lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu.

Việc lập hóa đơn thương mại sẽ được tiến hành theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Sau khi xác định chính xác thời điểm lập hóa đơn theo hợp đồng, kế toán có thể xuất hóa đơn. Các nội dung trên hóa đơn xuất theo hợp đồng cần lưu ý như sau:

  • Tên, địa chỉ và mã số thuế của người bán, người mua
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác họ tên người mua. Nếu người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp thông tin xuất hóa đơn thì ghi chú lại chi tiết.
  • Tên đơn vị: Nếu trường hợp tên quá dài thì có thể căn cứ vào một số quy định viết tắt, ví dụ như TNHH, CP, VN,…
  • Mã số thuế: Viết chính xác mã số thuế công ty.
  • Địa chỉ: Ghi theo giấy phép đăng ký kinh doanh.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Tiền tệ ghi trên hóa đơn:

  • Không làm tròn số lẻ đối với hóa đơn theo hợp đồng.
  • Nếu người mua thanh toán bằng ngoại tệ thì phải ghi tổng số tiền thanh toán bằng nguyên tệ kèm theo tiếng Việt ở phần số tiền bằng chữ.

Phần chữ ký:

  • Chữ ký người bán: Thường là thủ trưởng đơn vị ký, hoặc người được ủy quyền (có giấy ủy quyền) của thủ trưởng đơn vị, kèm theo đóng dấu của tổ chức kinh doanh vào phía trên bên trái của hóa đơn.
  • Chữ ký người mua: Không bắt buộc phải có chữ ký người mua. Người lập là người bán ghi phương thức mua hóa trong hóa đơn theo hợp đồng.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý trường hợp kê khai thiếu hóa đơn đầu vào.

Kết luận

Ngoài ra, để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử và đăng ký sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử Einvoice, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*