Loại hóa đơn nào được sử dụng trong xuất nhập khẩu hàng hóa? Hạch toán thuế GTGT trong xuất khẩu được quy định thế nào? Hy vọng rằng bài viết sau sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.
1. Loại hóa đơn sử dụng trong xuất khẩu
Căn cứ theo Khoản 7, Điều 3 của Thông tư 119/2014/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC):
“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác định hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.
Căn cứ theo Công văn 483/TCT-CS hướng dẫn Công ty TNHH Vard Vũng Tàu thực hiện các hợp đồng đóng tàu cho khách hàng nước ngoài:
Từ 01/9/2014, Công ty TNHH Vard Vũng Tàu không phải lập hóa đơn xuất khẩu mà sử dụng hóa đơn thương mại và xác định doanh thu xuất khẩu thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư số 119/2014/TT-BTC nêu trên.
>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.
Mặt khác, tại Công văn số 79581/CT-TTHT ngày 11/12/2017 của Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn sử dụng hóa đơn hàng xuất khẩu thì nếu công ty mới thành lập và có hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng hóa ra nước ngoài thì công ty sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu theo quy định.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất hoặc khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
Theo quy định trên, nếu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại và kèm theo phiếu xuất kho để làm căn cứ mở tài khoản hải quan.
Còn đối với hóa đơn xuất khẩu vào khu phi thuế quan, theo Khoản 2, Điều 4, Thông tư 39/2014/TT-BTC, ngoài dòng đơn giá chưa thuế, trên hóa đơn phải thể hiện dòng thuế suất GTGT, tổng số tiền thanh toán ghi bằng số và bằng chữ. Cụ thể, thuế suất sẽ ghi như sau:
- Dòng thuế suất GTGT: Ghi 0%.
- Dòng tiền thuế GTGT: Ghi 0.
>> Tham khảo: Doanh nghiệp để hỏng hóa đơn thì sẽ chịu chế tài thế nào?
2. Hạch toán thuế xuất nhập khẩu
Kế toán thuế xuất nhập khẩu bao gồm thực hiện các thao tác ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ về thuế và các khoản thu khác đối với mặt hàng xuất, nhập khẩu phát sinh trong kỳ để vào sổ kế toán, thực hiện báo cáo kế toán. Một số công việc điển hình của kế toán thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Ghi chép các thông tin và số liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu đảm bảo rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
- Ghi chép đảm bảo trung thực, đúng bản chất và nội dung, trị giá của các nghiệp vụ thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất – nhập khẩu.
- Ghi chép liên tục các thông tin, số liệu kế toán xuất – nhập khẩu.
- Phân loại, sắp xếp các số liệu kế toán thuế xuất nhập khẩu theo trình tự, hệ thống và thống nhất với các chỉ tiêu quản lý thuế.
2.1. Hạch toán thuế xuất khẩu
Việc hạch toán thuế xuất khẩu được thực hiện theo Thông tư 200 và 133, cụ thể:
2.1.1. Trường hợp có thể tách ngay thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu không gồm thuế xuất khẩu:
Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu.
2.1.2. Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán phản ánh doanh thu gồm cả thuế xuất khẩu:
Nợ TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán).
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
2.1.3. Định kỳ khi xác định số thuế phải nộp, phản ánh:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu).
2.1.4. Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
Có TK 155, 156,…
2.1.5. Khi nộp tiền thuế xuất khẩu:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu.
Có TK 111, 112.
2.1.6. Trường hợp thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm:
Nợ TK 111, 112, 3333
Có TK 711 – Thu nhập khác.
>> Tham khảo: Vé điện tử là gì, quy định về vé điện tử.
2.2. Hạch toán thuế nhập khẩu
2.2.1. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ:
Nợ TK 152, 156, 211, 611,…: Trị giá hàng nhập khẩu theo giá có thuế nhập khẩu.
Có TK 3333: tiền thuế xuất, nhập khẩu.
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá trị phải trả.
2.2.2. Với hàng tạm nhập, tái xuất mà đơn vị không có quyền sở hữu:
Nợ TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
2.2.3. Khi nộp thuế nhập khẩu vào ngân sách nhà nước:
Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
Có các TK 111, 112,…: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
2.2.4. Khi thuế nhập khẩu vật tư, hàng hóa đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán như sau:
Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 632: Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
Có các TK 152, 153, 156: Trị giá hàng hóa (nếu xuất hàng trả lại).
2.2.5. Khi thuế nhập khẩu của TSCĐ đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn, được giảm, hạch toán:
Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 211: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)
Có TK 811: Trị giá tài sản cố định hữu hình (nếu bán TSCĐ).
>> Tham khảo: Cách tính thuế TNCN bán nhà đất mới nhất 2023.
2.2.6. Khi thuế nhập khẩu đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất, hạch toán:
Nợ TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 1388: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
2.2.7. Khi DN nhận được tiền từ NSNN, hạch toán:
Nợ TK 112: Tiền gửi ngân hàng
Có TK 3333: Tiền thuế xuất, nhập khẩu.
Kết luận
Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://einvoice.vn/
Để lại một phản hồi