Tổng hợp quy định về xuất hóa đơn với hàng khuyến mại

Quy định về xuất hóa đơn với hàng khuyến mãi

Doanh nghiệp cần lưu ý những quy định quan trọng nào về hóa đơn với hàng khuyến mãi? Bài viết được thực hiện bởi hoadondientuxacthuc, hy vọng sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

>> Tham khảo: Lợi ích của hóa đơn điện tử xác thực.

1. Nội dung hóa đơn với hàng khuyến mãi

Theo Khoản 9, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính, khi lập hóa đơn cho hàng khuyến mại, kế toán cần ghi rõ trên hóa đơn tên và số lượng hàng hóa, ghi chú rõ ràng là hàng khuyến mại, quảng cáo hãng hàng mẫu và tuân thủ các quy định về thuế GTGT.

Về phần thuế GTGT trên hóa đơn, theo Khoản 5, Điều 7, Thông tư 210/2013/TT-BTC, sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ dùng để khuyến mãi theo quy định pháp luật về thương mại, giá tính thuế sẽ được xác định bằng 0.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo pháp luật về thương mại thì phải kê khai và nộp thuế như đối với các trường hợp tiêu dùng nội bộ.

Lưu ý: Kế toán cần lưu ý phân biệt giữa hàng khuyến mại và hàng cho, biếu, tặng khi viết hóa đơn:

  • Hàng khuyến mãi, hàng mẫu, quảng cáo đăng ký với Sở Công Thương, Cục Xúc Tiến thương mại: Khi xuất hóa đơn giá tính thuế sẽ = 0.
  • Hàng cho, biếu, tặng khách hàng, nhân viên (Không phải đăng ký với Sở Công thương, Cục Xúc tiến Thương Mại): Khi xuất hóa đơn ghi giá bán, có thuế GTGT.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Thời điểm lập hóa đơn

Thời điểm lập hóa đơn: Đối với hàng khuyến mãi là ngay thời điểm tặng hàng hóa, dịch vụ theo Công văn số 71608/CT-TTHT ngày 6/11/2017 của Cục Thuế TP hà Nội.

Có thể lập hóa đơn hàng khuyến mại chung với hóa đơn bán hàng thông thường không? Theo Công văn 4151/CT-TTHT ngày 10/5/2016 của Cục Thuế TP HCM, doanh nghiệp có thể lập riêng hoặc chung hóa đơn hàng khuyến mại và hóa đơn hàng hóa thông thường.

Nếu lập chung một hóa đơn, kế toán cần ghi tách thành 2 dòng: 1 dòng ghi hàng hóa, dịch vụ công ty cung cấp, 1 dòng ghi hàng hóa, dịch vụ khuyến mại. Kế toán có thể tham khảo mẫu hóa đơn lập chung cho hàng hóa bán thông thường và hàng hóa khuyến mại dưới đây để làm mẫu khi xuất hóa đơn.

Tại Điều 18, Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định những trường hợp giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 200.000 đồng thì bên bán không nhất thiết phải xuất hóa đơn. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải lập và giao hóa đơn.

>> Tham khảo: Tổng hợp quy định về thuế GTGT cho thuê nhà.

3. Trường hợp hàng khuyến mãi không bắt buộc xuất hóa đơn

Xuất hóa đơn

Tại Phục lục 4, ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính cũng quy định chi tiết các trường hợp bán hàng hóa không bắt buộc phải xuất hóa đơn. Bao gồm:

– Trường hợp hàng hóa được xuất để vận chuyển đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu thì có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kèm theo lệnh điều động nội bộ;

– Trường hợp hàng hóa xuất để điều chuyển cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc (chi nhánh, cửa hàng ở địa phương khác,…) hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau;

– Trường hợp hàng hóa xuất cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng hoàn toàn có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và kèm theo lệnh điều động nội bộ;

– Trường hợp hàng hóa xuất nhằm bán lưu động có thể dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kèm theo lệnh điều động nội bộ;

– Các hoạt động mua, bán ngoại tệ phát sinh ở nước ngoài chỉ cần lập Bảng kê chi tiết doanh số mua bán theo từng loại ngoại tệ. Lưu ý rằng, trường hợp phát sinh ngoại tệ ở trong nước thì bắt buộc phải lập hóa đơn theo quy định pháp luật;

– Trường hợp mua, bán vàng, bạc, đá quý của cá nhân và không sử dụng với mục đích kinh doanh thì chỉ cần lập bảng kê hàng hóa mua vào;

– Trường hợp các cá nhân, tổ chức không kinh doanh nhưng có góp vốn bằng tài sản vào công ty TNHH hay công ty cổ phần thì chứng từ đối với tài sản góp vốn chỉ cần là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao nhận tài sản;

– Trường hợp các tài sản điều chuyển giữa những đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong tổ chức, cá nhân; tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì các tổ chức, cá nhân có tài sản điều chuyển chỉ cần có điều chuyển tài sản, kèm theo hồ sơ nguồn gốc tài sản chứ không cần phải xuất hoá đơn.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

4. Xử lý sai sót trên hóa đơn thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 32/2011/TT-BTC thì việc xử lý hóa đơn điện tử đã lập được quy định cụ thể như sau:

  • Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót: Người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót.
  • Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng, cung ứng dịch vụ hay trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế: Nếu phát hiện sai sót thì hóa đơn đó chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tiến hành chuyển đổi sang hóa đơn điện tử doanh nghiệp nên tham khảo 2 trường hợp trên để xử lý và vận dụng vào từng tình huống cụ thể của đơn vị mình.

>> Tham khảo: Hướng dẫn nộp thuế TNCN đối với trường hợp trực tiếp khai thuế.

– Trường hợp 1:

Hóa đơn điện tử có sai sót đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế.

Trường hợp sai sót này doanh nghiệp tiến hành:

  • Hủy hóa đơn điện tử khi đã có sự chấp thuận của bên bán và bên mua.
  • Hóa đơn sau khi hủy vẫn phải lưu trữ để phục vụ tra cứu của cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
  • Bên bán khi lập hóa đơn mới thay hóa đơn cũ sai sót thì trong hóa đơn mới cần kèm dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số, ký hiệu, ngày, tháng”.

– Trường hợp 2:

Hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhưng người bán và người mua đã kê khai thuế. Với trường hợp này thì không được hủy hóa đơn sai mà bên bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và xử lý như sau:

  • Lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót.
  • Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.
  • Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số…, ký hiệu…

Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-) bởi đây là căn cứ để bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào (nếu có). Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp cho doanh nghiệp các trường hợp xử lý hóa đơn điện tử có sai sót.

>> Tham khảo: Các loại hình xuất nhập khẩu và bảng mã chi tiết.

Kết luận

Mọi thắc mắc hay muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel: 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*