Trong quá trình sử dụng và triển khai hóa đơn điện tử sẽ bao gồm các nghiệp vụ liên quan như tạo lập, đăng ký, lưu, xuất hóa đơn và hủy hóa đơn điện tử. Đây là nghiệp vụ cần thiết và đòi hỏi người thực hiện phải làm theo đúng quy trình và trường hợp quy định cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hủy hóa đơn điện tử là gì?
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 11, Thông tư 32/2011/TT-BTC hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó mất đi giá trị sử dụng. Nhiều người thường nghĩ rằng hủy hóa đơn điện tử với tiêu hủy hóa đơn điện tử là một tuy nhiên đó lại là 2 công việc khác nhau trong triển khai hóa đơn điện tử.
Vậy tiêu hủy hóa đơn là gì?
Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong nó. Thực hiện tiêu hủy hóa đơn khi hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Khi tiêu hủy hóa đơn phải đảm bảo không làm không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các hóa đơn điện tử chưa tiêu hủy và phải đảm bảo hệ thống thông tin vẫn hoạt động bình thường.
Các trường hợp hủy hóa đơn điện tử đã phát hành
Tại Khoản 2, Điều 29, Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định các trường hợp hủy hóa đơn. Do đặc điểm tạo lập và phát hành hóa đơn điện tử vì vậy các trường hợp xác định hủy hóa đơn điện tử đã phát hành căn cứ vào Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC xử lý đối với hóa đơn đã lập.
Các trường hợp hủy hóa đơn đã lập bao gồm:
Trường hợp 1: Hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế phát hiện sai sót.
- Căn cứ vào Khoản 2, Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC Nếu phát hiện sai sót trong trường hợp này phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.
- Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
Trường hợp 2: Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót.
- Căn cứ vào Căn cứ vào Khoản 3, Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
- Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm qua các vấn đề chính trong bài này. E-invoice hi vọng có thể mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích và chính xác nhất.
Nếu như bạn đang quan tâm đến các vấn đề liên quan đến hóa đơn điện tử và cập nhật những thông tin mới nhất bạn có thể truy cập vào website của einvoice tại địa chỉ https://einvoice.vn/
Xin cảm ơn!
Để lại một phản hồi