Tra cứu hóa đơn điện tử trên website Einvoice thế nào?

Hướng dẫn tra cứu hóa đơn điện tử trên Einvoice

Bài viết sẽ hướng dẫn bạn và doanh nghiệp cách tra cứu hóa đơn điện tử đã phát hành trên phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice. Các phần mềm khác, cách thức tra cứu cũng được áp dụng tương tự. Bạn có thể tra cứu thông tin hóa đơn điện tử trên website Einvoice theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập website E-invoice

Bước đầu tiên để tra cứu đơn điện tử, người dùng truy cập vào website của E-invoice theo đường link sau: https://einvoice.vn/.

Trước đây, theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và Thông tư số 68/2019/TT-BTC, các đơn vị kinh doanh bắt buộc phải hoàn thành chuyển đổi hóa đơn điện tử chậm nhất vào ngày 31/06/2020. Tức là: bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020.

Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong chuyển đổi và sử dụng hóa đơn điện tử, thời hạn áp dụng đã được lùi lại. Điều này đã được quy định chi tiết trong Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, ban hành ngày 19/10/2020.

Tại Khoản 3, Điều 59, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Chính Phủ đã quy định cho bãi bỏ Khoản 2, Điều 35, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP. Quy định này đồng nghĩa rằng, quy định bắt buộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải chuyển đổi hóa đơn điện tử chậm nhất vào ngày 01/11/2020 sẽ chính thức được bãi bỏ.

Thay vào đó, thời hạn bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sẽ được chuyển sang ngày 01/07/2022.

>> Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.

Bước 2: Chọn chức năng “TRA CỨU”

Tại giao diện chính của website E-invoice, người dùng nhấn chọn chức năng “TRA CỨU” hóa đơn cần kiểm tra.

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC nội dung của hóa đơn điện tử gồm:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng;
  • Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua;
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại nếu có.

>> Tham khảo: Quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78.

Bước 3: Điền thông tin hóa đơn

Sử dụng website Einvoice để tra cứu hóa đơn điện tử

Trên giao diện tra cứu hóa đơn điện tử, người dùng điền đầy đủ và chính xác các thông tin được yêu cầu rồi nhấn ô “TRA CỨU HÓA ĐƠN”.

Cụ thể, người dùng cần nhập “Mã nhận hóa đơn” và nhập “Mã kiểm tra” được cung cấp bởi hệ thống rồi nhấn ô “TRA CỨU HÓA ĐƠN”.

Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được quy định như sau:

  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  • Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Trong trường hợp cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định thì chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin.

Thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

Bước 4: Nhận kết quả tra cứu

Ngay sau khi nhấn lệnh tra cứu, hệ thống sẽ tìm kiếm và nhanh chóng trả lại kết quả là bản hóa đơn điện tử người dùng muốn tra cứu thông tin.

Với kết quả này, người dùng có thể xem và kiểm tra lại thông tin trên hóa đơn đã phát hành để chắc chắn hóa đơn đã xuất không tồn tại sai sót. Ngoài ra, người dùng cũng có thể dễ dàng tải hóa đơn về nếu muốn.

Cách thức tải về rất đơn giản, người dùng chỉ việc nhấn chuột chọn “Dạng PDF” hoặc “Dạng XML” ở phần “Tải hóa đơn” để hoàn thành việc lấy hóa đơn điện tử về máy là xong.

Không chỉ hỗ trợ tra cứu, lấy hóa đơn dễ dàng, nhanh chóng, ở nhiều định dạng khác nhau, E-invoice còn là phần mềm hóa đơn điện tử hàng đầu hiện nay và được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp FDI.

Kết luận

Để được giải đáp chi tiết hơn hay muốn nhận tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*