Kinh doanh quần áo cho trẻ em – Cơ hội, thách thức và bí quyết thành công

Kinh doanh quần áo

Kinh doanh quần áo trẻ em tại Việt Nam được đánh giá là rất tiềm năng và đa dạng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh rõ ràng và marketing hiệu quả để cạnh tranh và phát triển bền vững trong ngành này. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn đọc chân dung rõ nét nhất về ngành thời trang trẻ em.

>> Tham khảo: Hướng dẫn chi nhánh kinh doanh kê khai thuế GTGT.

1. Tiềm năng kinh doanh quần áo trẻ em

Kinh doanh ngành thời trang trẻ em tại Việt Nam sở hữu nhiều cơ hội và thách thức khác nhau. Trước khi quyết định kinh doanh quần áo trẻ em, hãy cùng nghiên cứu về thực trạng của ngành này.

1.1. Cơ hội với ngành thời trang trẻ em

Kinh doanh quần áo trẻ em có những lợi thế sau:

– Cơ cấu dân số trẻ:

Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ dân số vàng, (nhóm từ 1-14 tuổi) ước tính vào khoảng 23,9% năm 2023. Đây là một lợi thế đối với việc kinh doanh quần áo trẻ em.

– Chính sách mới về dân số:

Theo quy định hiện hành tại Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh một hoặc hai con, trừ những trường hợp đặc biệt được Chính phủ quy định. Tuy nhiên, theo đề cương dự thảo Luật Dân số vào tháng 7 năm 2024, Bộ Y tế đề xuất để cá nhân và mỗi cặp vợ chồng tự quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh. Điều này có thể giúp tăng tỷ lệ sinh nở, gia tăng dân số trẻ.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

– Mật độ dân số cao:

Theo dữ liệu mới nhất, mật độ dân số Việt Nam đạt khoảng 321 người/km2, gấp khoảng hai lần so với mật độ dân số Châu Á là 154 người/km2.

– Xu hướng thời trang nhanh:

Hiện nay, thời trang nhanh vẫn là một vấn đề đáng quan ngại. Với những doanh nghiệp bán các sản phẩm thời trang nhanh thì đây thực sự là một lợi thế. Tuy nhiên, điều này không được khuyến khích vì gây hại lớn đến môi trường.

1.2. Thách thức với ngành thời trang trẻ em

Ngành thời trang trẻ em cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với doanh nghiệp, có thể kể đến như:

– Giá cả cạnh tranh

Kinh tế hội nhập, xuất nhập khẩu phát triển nhưng còn nhiều bất cập khiến việc mua bán quần áo giá rẻ trở lên phổ biến. Tiểu thương Việt Nam kinh doanh quần áo trẻ em cũng gặp phải những khó khăn khi cạnh tranh với những sản phẩm có nguồn gốc từ các thị trường khác được đưa vào Việt Nam và bán với giá siêu rẻ.

– Sự phát triển của máy móc, thiết bị công nghệ

Những doanh nghiệp nhỏ sẽ khó để đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại, sản xuất hàng loạt như các doanh nghiệp lớn. Điều này dẫn đến lặp lại bài toán về chi phí với những doanh nghiệp nhỏ.

– Số lượng thương hiệu lớn

Một thách thức khác đối với ngành thời trang trẻ em là nhiều đối thủ cạnh tranh. Riêng với số liệu từ các sàn thương mại điện tử, năm 2023 ước tính có khoảng hơn 40 nghìn nhà bán ghi nhận lượt bán (số liệu Báo cáo ngành hàng Thời Trang Trẻ Em trên sàn TMĐT của Metric năm 2023).

– Cơ cấu dân số dịch chuyển già hóa

Theo dữ liệu báo cáo mới nhất từ Tổng Cục thống kê, năm 2023, cơ cấu dân số của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tăng tỷ lệ người cao tuổi và giảm tỷ lệ dân số trẻ. Mức sinh có xu hướng giảm nhẹ và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo.

>> Tham khảo: Có bắt buộc với hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể?

– Xu hướng thời trang nhanh

Xu hướng tiêu dùng thời trang nhanh vừa là cơ hội cho những doanh nghiệp… nhưng lại là thách thức đối với những doanh nghiệp muốn phát triển theo hướng kinh doanh bền vững.

Kinh doanh quần áo trẻ em

Xây dựng thương hiệu thời trang trẻ em như thế nào?

2. Tạo dựng thương hiệu khi kinh doanh quần áo trẻ em

Để thành công trong ngành thời trang trẻ em, việc xây dựng thương hiệu là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp bạn xây dựng thương hiệu thời trang trẻ em hiệu quả:

2.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Trong lĩnh vực kinh doanh quần áo trẻ em, khách hàng không chỉ là trẻ em mà còn là các bậc phụ huynh. Bạn cần xác định rõ độ tuổi của trẻ mà bạn muốn hướng đến, thu nhập của gia đình, phong cách và sở thích mua sắm của các bậc phụ huynh. Từ đó thiết kế sản phẩm phù hợp và xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả.

2.2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, xem xét những gì các thương hiệu lớn đang làm và tìm cách để tạo ra sự khác biệt, tìm thị trường ngách. Đó có thể là sản phẩm khác biệt, thiết kế độc đáo, hoặc các dịch vụ đặc biệt mà bạn cung cấp.

2.3. Xây dựng giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu là yếu tố cốt lõi giúp bạn nổi bật trong thị trường. Hãy xác định những giá trị cốt lõi mà bạn muốn khách hàng nhận biết về thương hiệu của mình. Chẳng hạn, bạn có thể tập trung vào chất lượng, an toàn, thân thiện với môi trường, hoặc phong cách thời trang. Đảm bảo rằng tất cả các hoạt động kinh doanh của bạn đều phản ánh những giá trị này.

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2.4. Thiết kế logo và bao bì sản phẩm

Logo và bao bì sản phẩm là những yếu tố quan trọng để tạo dựng nhận diện thương hiệu. Một logo ấn tượng và dễ nhớ sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ dàng được nhận diện. Bao bì sản phẩm cần được thiết kế đẹp mắt, hấp dẫn và thể hiện được phong cách của thương hiệu. Đồng thời, bao bì cũng nên thân thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng hiện đại.

2.5. Phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả

Chiến lược tiếp thị đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng thương hiệu. Hãy sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, và YouTube để quảng bá sản phẩm. Tạo nội dung hấp dẫn, bao gồm cả hình ảnh và video về các bộ sưu tập mới, mẹo thời trang cho trẻ em, và phản hồi từ khách hàng. Sử dụng influencer marketing bằng cách hợp tác với các KOLs (Key Opinion Leaders) trong lĩnh vực thời trang trẻ em để tăng cường nhận diện thương hiệu.

2.6. Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng

Chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng là nền tảng để xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng. Dịch vụ khách hàng tốt bao gồm tư vấn tận tình, chính sách đổi trả linh hoạt, hỗ trợ nhanh chóng, hậu mãi…

2.7. Tạo dựng cộng đồng và nuôi dưỡng khách hàng

Tạo dựng cộng đồng xung quanh thương hiệu là một cách hiệu quả để gắn kết với khách hàng. Hãy thường xuyên tương tác với khách hàng qua mạng xã hội, tổ chức các cuộc thi, sự kiện và chương trình khuyến mãi. Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ và sử dụng phản hồi của khách hàng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ.

>> Tham khảo: Doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Bí quyết kinh doanh

Bí quyết kinh doanh quần áo trẻ em thành công

3. Chiến lược kinh doanh quần áo trẻ em hiệu quả

Có rất nhiều chiến lược kinh doanh quần áo trẻ em khác nhau, dưới đây là những chiến lược kinh doanh ngành thời trang trẻ em phổ biến:

3.1. Chiến lược giá rẻ

Ưu điểm của chiến lược giá rẻ trong kinh doanh quần áo trẻ em đó là:

  • Giá thành sản phẩm thấp giúp khách hàng dễ dàng chi trả từ đó giúp tăng số lượng sản phẩm bán ra và doanh thu tổng thể.
  • Giá cả cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Để thực hiện chiến lược giá rẻ, cần quan tâm các tiêu chí như:

  • Tìm kiếm nhà cung cấp giá rẻ.
  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất.
  • Tối ưu các chi phí nguyên vật liệu, sản xuất đến quản lý kho hàng và vận chuyển…
  • Bán hàng trực tuyến đa nền tảng giúp giảm chi phí so với mở cửa hàng vật lý và tiếp cận lượng khách hàng lớn.

Một số thương hiệu sử dụng chiến lược này như: H&M, Zara, Shein,…

3.2. Định vị thương hiệu cao cấp

Ưu và nhược điểm của chiến lược định vị thương hiệu cao cấp trong kinh doanh quần áo trẻ em gồm:

  • Sản phẩm chất lượng, được sản xuất một cách tỉ mỉ, tạo ra giá trị khác biệt so với các thương hiệu giá rẻ hoặc trung cấp.
  • Tăng lợi nhuận biên nhờ giá bán cao.
  • Giữ chân khách hàng trung thành vì họ tìm kiếm sự ổn định và chất lượng trong sản phẩm của thương hiệu cho trẻ nhỏ.
  • Chi phí sản xuất và marketing cao, tệp khách hàng hẹp.

Một số cách để áp dụng chiến lược định vị thương hiệu cao cấp gồm:

  • Sử dụng các loại vải chất lượng cao như cotton hữu cơ, lụa, len và các nguyên liệu thân thiện với môi trường.
  • Thiết kế độc đáo và tinh xảo giúp khách hàng cảm nhận được sự chu đáo và tỉ mỉ.
  • Chăm sóc khách hàng tận tình, chuyên nghiệp, chế độ hậu mãi tốt, bảo hành trọn đời.
  • Tạo ra các chiến dịch quảng cáo độc nhất, bùng nổ và ấn tượng.
  • Mở cửa hàng cao cấp: Đặt cửa hàng với phong cách đẳng cấp và sang trọng tại các khu vực trung tâm, nơi tập trung nhiều khách hàng có thu nhập cao.
  • Phát hành các bộ sưu tập giới hạn để tạo cảm giác khan hiếm và độc quyền, để tăng sự khao khát sở hữu của khách hàng.

>> Tham khảo: Hướng dẫn xử lý khi viết sai chứng từ khấu trừ thuế TNCN.

3.3. Đa dạng hóa sản phẩm

Ưu nhược điểm của chiến lược đa dạng hóa sản phẩm gồm:

  • Giúp tăng doanh thu, cung cấp giải pháp mua sắm toàn diện cho khách hàng.
  • Đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đa dạng khách hàng mục tiêu.
  • Quản lý tồn kho và sản xuất phức tạp hơn, cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Để áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, doanh nghiệp cần:

  • Đầu tư vào nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và xu hướng của khách hàng, từ đó làm cơ sở cho việc phát triển các dòng sản phẩm mới.
  • Phát triển các dòng sản phẩm bổ sung: Bên cạnh quần áo, doanh nghiệp có thể mở rộng sang các sản phẩm phụ kiện như mũ, khăn, giày, hoặc đồ dùng cho trẻ em như túi xách, balo, và đồ chơi.
  • Tham khảo, áp dụng các nguyên liệu và công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm có tính năng đặc biệt, chẳng hạn như vải chống nước, quần áo chống ánh sáng xanh…

3.4. Kinh doanh quần áo trẻ em bền vững

Doanh nghiệp muốn kinh doanh quần áo trẻ em bền vững cần chú trọng các yếu tố dưới đây.

Sử dụng nguyên liệu bền vững

  • Lựa chọn nguyên liệu bền vững như các loại vải hữu cơ, tái chế hoặc các chất liệu thân thiện với môi trường và làn da trẻ nhỏ như cotton hữu cơ, vải lanh, và tre.
  • Sử dụng bao bì tái chế giúp giảm lượng rác thải và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Áp dụng quy trình sản xuất xanh

  • Giảm thiểu nước và năng lượng tiêu thụ, sử dụng các công nghệ sản xuất sạch và giảm phát thải khí nhà kính.
  • Đầu tư vào các máy móc hiện đại tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng nước trong các quy trình nhuộm vải, và xử lý chất thải theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Thiết kế sản phẩm bền vững

  • Tạo ra những mẫu quần áo trẻ em có thiết kế đơn giản, dễ phối hợp và sử dụng lâu dài như sản phẩm có thể điều chỉnh kích cỡ giúp kéo dài thời gian sử dụng, giảm thiểu việc phải mua sắm nhiều lần.
  • Kinh doanh quần áo trẻ em bền vững phải đảm bảo tính an toàn và tiện lợi cho trẻ em.

>> Tham khảo: Mẫu hóa đơn điện tử.

Giáo dục và tuyên truyền

  • Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh truyền thông xã hội, website và các chiến dịch quảng cáo để nâng cao nhận thức về môi trường và khuyến khích thói quen tiêu dùng bền vững.

Như vậy, kinh doanh quần áo trẻ em là một lĩnh vực vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Doanh nghiệp muốn bước chân vào ngành này cần nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề kể trên để đạt được thành công.

Bên cạnh đó, kinh doanh một cách bền vững không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để tạo dựng thương hiệu một cách bài bản, uy tín và lâu dài. Do đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc các thông tin trên để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cùng chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Kết luận

Ngoài ra, nếu quý doanh nghiệp đang tìm kiếm giải pháp phần mềm hóa đơn điện tử đáp ứng đầy đủ quy định, xin vui lòng liên hệ E-invoice để nhận được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*