Hóa đơn điện tử ngày càng được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Không chỉ mang lại sự tiện ích cho Doanh nghiệp mà nó còn giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng quản lý và giảm thiểu được nhiều thủ tục giấy tờ không cần thiết. Trong bài viết này E-invoice sẽ giúp bạn hiểu hơn về các quy định cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Hóa đơn điện tử gồm những loại nào?
Trước hết DN nghiệp cần phải phân loại đúng các loại hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp đang sử dụng. Cụ thể, theo Điều 5 của dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119, hóa đơn điện tử được phân loại:
Hóa đơn giá trị gia tăng áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam
- Hoạt động vận tải quốc tế
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như là xuất khẩu
Hóa đơn bán hàng áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trong các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong lãnh thổ Việt Nam
- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”
Lưu ý: Hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng được đề cập ở trên bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Các loại hóa đơn khác: Gồm một số chứng từ như tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng đáp ứng quy định về nội dung hóa đơn điện tử. Những loại hóa đơn này được gọi chung là hóa đơn đặc thù
Các trường hợp doanh nghiệp được cấp hóa đơn bán hàng
Cụ thể, cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn bán hàng trong các trường hợp:
- Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế và chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản và cần hoá đơn để giao cho người mua.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua.
- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
- Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán được công bố rõ trong hồ sơ (đã bao gồm thuế GTGT) thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
Các trường hợp doanh nghiệp được cấp hóa đơn giá trị gia tăng
Doanh nghiệp sẽ được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
- Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua
- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
Trên đây là một vài chia sẻ của E-invoice về các quy định cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích nhất. Để tìm hiểu thêm nhiều chủ đề liên quan đến hóa đơn điện tử bạn có thể truy cập vào địa chỉ website einvoice.vn
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
Để lại một phản hồi