Quy định về trách nhiệm kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử

Với việc phủ sóng hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế sẽ xây dựng được cơ sở dữ liệu điện tử hóa về hóa đơn. Tuy nhiên, để đảm bảo dữ liệu thông suốt cần có sự phối hợp của nhiều bên: từ các doanh nghiệp đến cơ quan chức năng.

Trước hết cần phải hiểu cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử là gì? Khái niệm này được giải thích tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là tập hợp các dữ liệu thông tin về hóa đơn của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Dữ liệu hóa đơn điện tử được sử dụng phục vụ công tác quản lý thuế và cung cấp thông tin hóa đơn điện tử cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử cần được kết nối thông suốt

Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử cần được kết nối thông suốt

Nghị định này cũng đã dành nội dung Điều 26 để đề cập đến vấn đề trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu hóa đơn, theo đó:

  • Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh ở các lĩnh vực: điện lực; xăng dầu; bưu chính viễn thông; vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; nước sạch; tài chính tín dụng; bảo hiểm; y tế; kinh doanh thương mại điện tử; kinh doanh siêu thị; thương mại thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức có chức năng thanh toán định kỳ cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân cho cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu chuẩn theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Tổ chức sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế. Thông tin về in, sử dụng tem điện tử là cơ sở để lập, quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, sử dụng tem quy định tại khoản này, tiền thu được từ việc cấp tem đảm bảo bù đắp chi phí in và sử dụng tem.
  • Các tổ chức, đơn vị: Cục quản lý thị trường, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục quản lý tài nguyên khoáng sản, cơ quan công an, giao thông, y tế và các cơ quan khác có liên quan kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan cần thiết trong lĩnh vực quản lý của đơn vị với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử.
Cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử cần được kết nối thông suốt

Với các đơn vị sử dụng phần mềm, dịch vụ, giải pháp hóa đơn điện tử của bên thứ ba, về dữ liệu hóa đơn, tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đó có nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo việc truyền nhận hóa đơn điện tử và dữ liệu hóa đơn điện tử giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế cũng như bảo mật dữ liệu về các thông tin hóa đơn điện tử của khách hàng. Dữ liệu hóa đơn điện tử là thông tin quan trọng có ảnh hướng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy, hãy lựa chọn những đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín để ký kết hợp tác.

Kết luận

Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm đưcọ vai trò và tầm quan trọng của việc kết nối thông tin dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa các bên liên quan. Bạn đọc cũng đừng quên ghi nhớ các quy định về trách nhiệm kết nối dữ liệu hóa đơn điện tử đã được đề cập trên bài viết nhé.

Có thể bạn đọc quan tâm

Giới thiệu Hóa đơn điện tử E-invoice 83 bài viết
E-invoice là phần mềm hóa đơn điện tử của công ty Thái Sơn, Phần mềm cung cấp giải pháp hóa đơn tối ưu cho khối doanh nghiệp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*