Một số quy định cần lưu ý về hóa đơn trong xuất khẩu

Hóa đơn thương mại trong xuất khẩu hàng hóa

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi sử dụng hóa đơn trong xuất khẩu hàng hóa? Hy vọng rằng bài viết sẽ đem đến những nội dung thực sự hữu ích đối với quý độc giả.

1. Hóa đơn đỏ trong hoạt động xuất khẩu

Theo đó, quy định hóa đơn áp dụng cho hoạt động xuất khẩu đã được Bộ Tài chính quy định như sau:

Hóa đơn GTGT (theo mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ được áp dụng với các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nội địa; hoạt động vận tải quốc tế; hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi xuất khấu, nếu DN xuất khẩu áp dụng phương pháp khấu khấu trừ.

Hóa đơn bán hàng (theo mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ được áp dụng với các tổ chức, cá nhân khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

Hóa đơn bán hàng (theo mẫu số 5.3 Phụ lục 5, ban hành kèm thông Thông tư 39) sẽ áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào trong khi phi thuế quan với nhau, xuất khẩu ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân xuất vào khu phi thuế quan”.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến một số quy định về nội dung trên hóa đơn đỏ như sau:

– Trên hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp : hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính” trong trường hợp kinh doanh dịch vụ.

– Trên hóa đơn không nhất thiết phải có tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký của người mua, dấu của người bán trong trường hợp hóa đơn tự in của tổ chức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người bán, dấu của người bán; tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký người mua đối với tem, vé: Trên tem, vé có mệnh giá in sẵn.

– Trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán” đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp.

>> Tham khảo: Các chi phí được trừ khi tính thuế TNCN.

2. Các trường hợp cần lưu ý

2.1. Trường hợp xuất khẩu dịch vụ phần mềm

Trong Công văn số 76605/CT-TTHT của Cục thuế TP Hà Nội, trường hợp các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn GTGT, có phát sinh hoạt động xuất khẩu phần mềm cho công ty nước ngoài thì DN sẽ không lập hóa đơn GTGT cho hoạt động này. Thay vào đó, doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn thương mại khi xuất khẩu.

Việc lập hóa đơn thương mại sẽ được tiến hành theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 3 của Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là hóa đơn do người bán (Seller) cung cấp, ghi rõ số tiền mà người mua (Buyer) phải thanh toán. Người mua sẽ thực hiện việc thanh toán theo số tiền ghi trên hóa đơn.

Commercial Invoice là 1 loại chứng từ thương mại quốc tế thể hiện. Hóa đơn thương mại xuất khẩu này ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng ( theo quy định của Incoterms), phương thức thanh toán hay chuyên chở hàng như thế nào.

Ngoài ra trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một khái niệm đi song song cùng commercial invoice còn là định nghĩa non commercial invoice được hiểu hóa đơn phi thương mại. Kế toán thương mại cần chú ý hóa đơn thương mại bao gồm phải có những nội dung sau:

– Số hóa đơn thương mại và ngày tháng phát hành. Đây là số tham chiếu được lập bởi người bán và bất cứ hóa đơn thương mại nào cũng phải có số Hóa đơn. Số hóa đơn thương mại còn được sử dụng để làm thủ tục khai báo hải quan xuất khẩu, nhập khẩu.

– Thông tin người mua, người bán hàng hóa, quốc gia xuất nhập khẩu, shipper: tên, địa chỉ, mã số thuế, …

>> Tham khảo: Nội dung mẫu quyết định áp dụng hóa đơn điện tử.

– Thông tin tham chiếu khác (Nếu có): Bạn có thể thêm đến bất kỳ thông tin tham khảo khác liên quan đến lô hàng hoặc thêm thông tin do người mua yêu cầu. Ví dụ số LC, tên nhân viên bán đơn hàng này, số đơn đặt hàng (Purchase Order)…

– Nước sản xuất (Country of Origin): Thông tin này có thể cho thêm vào hoặc không, tuy nhiên để hợp lý hóa khi khai báo hải quan thì nên cho vào. Nhân viên chứng từ có thể tự “chế” thêm thông tin này vào hóa đơn thương mại (trường hợp không áp dụng C/O cho lô hàng đang thực hiện) dựa trên thông tin thực tế hàng hóa.

– Tên cảng đích và quốc gia: Đây là quốc gia nơi hàng hóa được chuyển đến cuối cùng

– Phương thức vận chuyển: Bằng đường biển (by sea) hoặc đường hàng không (by air). Không nhất thiết phải ghi tên phương tiện vận chuyển và số hiệu vì hóa đơn thương mại thường được phát hành trước khi giao hàng và chưa có số hiệu cụ thể của phương tiện.

– Cảng bốc hàng (Port of Loading): Có thể ghi tên cảng bốc hàng và quốc gia tương ứng. Đó có thể là sân bay hoặc cảng biển.

– Cảng dỡ hàng (Port of Discharge): Tên cảng dỡ hàng, nơi mà hàng hóa được dỡ xuống từ máy bay hoặc tàu biển, còn gọi là cảng đích.

– Điều khoản giao hàng và điều khoản thanh toán: Nên ghi rõ điều khoản giao hàng là gì , theo Incoterms nào. Điều khoản thanh toán là TT hay LC, DA/DP hay No Payment?

– Số lượng kiện (Packages): Ghi tổng số lượng kiện hàng của lô hàng đó, thường ghi kèm tổng trọng lượng cả bì (Gross Weight – kgs). Thông tin này thuộc về phần đóng gói (Packing), nếu chi tiết đóng gói không có gì phức tạp thì có thể kết hợp thông tin của Packing List – phiếu đóng gói vào cùng với hóa đơn thương mại.

– Thông tin mô tả hàng hóa: tên, mã hàng (code), Model, Serial, số lượng, đơn giá, đồng tiền thanh toán, thành tiền, tổng giá trị, quy cách, ký hiệu mã…

>> Tham khảo: Tra cứu hóa đơn, Tra cứu hóa đơn điện tử.

2.2. Trường hợp xuất khẩu tại chỗ

Tại Điều 68 của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sẽ bao gồm các hoạt động sau:

  • Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 32, Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao và nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Theo đó, các hoạt động xuất khẩu trong trường hợp này sẽ sử dụng hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thay cho hóa đơn thương mại, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành về việc sử dụng hóa đơn.

Như vậy, khi căn cứ vào các quy định trên, doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn VAT cho công ty ở nước ngoài trong những trường hợp sau:

  • Bán hàng hóa vào khu chế xuất, khu phi thuế quan;
  • Hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ theo đúng quy định của Điểm b, Điều 68, Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Kết luận

Mọi thắc mắc về hóa đơn điện tử hay muốn được tư vấn muốn được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://einvoice.vn/

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*