Xuất hóa đơn là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong quá trình triển khai phần mềm hóa đơn điện tử. Trong đó, một trong những lỗi mà nhiều doanh nghiệp thường xuyên gặp phải và được nhiều kế toán quan tâm đó chính là tình trạng hóa đơn xuất sai thời điểm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hóa đơn xuất sai thời điểm?
Xuất hóa đơn sai thời điểm là doanh nghiệp đã vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn điện tử do đó doanh nghiệp sẽ bị phạt tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạm. Cụ thể.
Mới đây, Bộ Tài chính đã ra Thông tư 68/2019/TT-BTC ban hành ngày 30/09/2019. Trong Thông tư, thời điểm xuất hóa đơn điện tử sao cho đúng đã được quy định rất rõ ràng.
Theo đó, thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ được quy định như sau:
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm lập HĐĐT đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Ngoài ra, cũng trong Điều 4 của Thông tư này, Bộ Tài chính có quy định thời điểm lập hóa đơn điện tử với một số trường hợp cụ thể khác:
- Thời điểm lập hóa đơn cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định sẽ là chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin.
- Thời điểm lập HĐĐT đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm lập hóa đơn với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
Lập hóa đơn vào ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng với trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Lập hóa đơn vào thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Lập hóa đơn chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử với các trường hợp mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế.
Như vậy, những trường hợp hóa đơn xuất không đúng thời điểm quy định trên thì sẽ là hóa đơn xuất sai thời điểm và bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Theo Điểm a, Khoản 3, Điều 11 của Thông tư 10 /2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định hóa đơn xuất sai thời điểm sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Mức xử phạt cụ thể với từng trường hợp như sau:
Sẽ phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Sẽ phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
Kết luận
Xuất hóa đơn sai thời điểm là trường hợp mà nhiều doanh nghiệp trong quá trình triển khai phần mềm hóa đơn điện tử thường xuyên gặp phải. Do đó mà mỗi kế toán khi sử dụng phần mềm cần lưu ý để tránh vi phạm vừa giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho doanh nghiệp và tránh bị phạt không cần thiết làm ảnh hưởng đến thu nhập.
Hi vọng rằng với những chia sẻ trên đây đã mang lại cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất trong quá trình triển khai hóa đơn điện tử.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.
Bài viết liên quan:
Để lại một phản hồi