Tìm hiểu về biên bản điều chỉnh hóa đơn

Hóa đơn đã lập và kê khai thuế mà phát hiện sai sót thì người bán cần lập văn bản thỏa thuận và ghi rõ sai sót. Khi đó người lập hóa đơn cần sử dụng đến biên bản điều chỉnh hóa đơn. Vậy cụ thể mẫu biên bản này như thế nào và một số lưu ý khi lập biên bản. Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Biên bản điều chỉnh hóa đơn

Trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót đã gửi cho người mua, hàng hóa đã giao, đồng thời người bán và người mua đã kê khai thuế. Tại Khoản 3 điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC có hướng dẫn cụ thể, khi đó người bán cần:

  • Lập BBĐCHĐ có chữ ký của cả hai bên ghi rõ sai sót
  • Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót.
  • Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh và cả 2 bên thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.

3 mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử

Mẫu biên bản điều chỉnh do ghi sai đơn giá

Mẫu biên bản điều chỉnh do ghi sai đơn giá

Mẫu biên bản điều chỉnh do sai tên, địa chỉ công ty

Mẫu biên bản điều chỉnh do sai tên, địa chỉ công ty

Mẫu biên bản điều chỉnh chung cho các trường hợp khác

Mẫu biên bản điều chỉnh chung cho các trường hợp khác

Một vài lưu ý khi lập BBĐCHD

Người bán khi lập biên bản điều chỉnh hoá đơn cần chú ý:

  • Ngày ghi trên biên bản và ngày trên hóa đơn điều chỉnh phải là giống nhau.
  • Nội dung phải thể hiện rõ: Điều chỉnh hóa đơn số… ngày tháng lập, ký hiệu …. xuất hóa đơn điều chỉnh số ….ngày tháng… ký hiệu … Nội dung điều chỉnh.
  • Khi phát hiện hóa đơn viết sai đã kê khai thuế, ngoài việc lập biên bản điều chỉnh hóa đơn viết sai thì doanh nghiệp còn phải lập hóa đơn điều chỉnh.
  • Đối với hóa đơn điện tử thì BBDC cho hoá đơn điện tử sẽ được bên bán và bên mua ký điện tử và lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử. Trường hợp người mua không có chữ ký điện tử thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận bằng giấy ghi rõ sai sót có chữ ký của người bán và người mua. Quy định tại Công văn 3441/TCT-CS ngày 28/9/2019 của Tổng cục Thuế

Bên cạnh đó, đối với các trường hợp hóa đơn đã lập sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên chỉ cần lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về điều chỉnh hoá đơn và cả hóa đơn điện tử.

Kết luận

Như vậy bài trên đây chúng ta đã cũng nhau tìm hiểu về biên bản điều chỉnh hóa đơn và các mẫu biên bản tương ứng với các trường hợp sử dụng cụ thể. Bên cạnh đó là một vài lưu ý giúp người bán khi tạo lập biên bản điêu chỉnh hóa đơn giảm thiểu những sai sót cá thể xảy ra.

Hi vọng rằng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức mới hữu ích giúp bạn đọc có thể xử lý được những vướng mắc mà bạn đang gặp phải.Nếu như bạn có câu hỏi hay cần đến sự hỗ trợ của hóa đơn điện tử xác thực. Bạn hãy để lại ý kiến /câu hỏi của mình xuống phía dưới phần bình luận để được hỗ trợ tốt nhất.

Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này.

Bài viết có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Hóa đơn điện tử E-invoice 83 bài viết
E-invoice là phần mềm hóa đơn điện tử của công ty Thái Sơn, Phần mềm cung cấp giải pháp hóa đơn tối ưu cho khối doanh nghiệp

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*