Viết hóa đơn điều chỉnh luôn là một vấn đề được nhiều kế toán quan tâm. Và để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các trường hợp cần viết hóa đơn điều chỉnh và cách viết cụ thể. Hãy cùng hóa đơn điện tử xác thực tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Quy định về cách viết hóa đơn điều chỉnh
Tại khoản 3 điều 20 Thông tư 39 có quy định:
“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). “
Lưu ý:
Dù 1 trong 2 đã kê khai hoặc cả 2 bên đã kê khai thì đều phải lập biên bản điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh.
Các trường hợp cần phải viết hóa đơn điều chỉnh giảm
Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với các trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh giảm (tăng) hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Như vậy, hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ được lập với các trường hợp cụ thể sau:
- Khi viết sai hóa đơn: Hóa đơn đã lập và đã giao cho người mua hay người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện ra sai sót: Số lượng hàng hóa, giá bán,… cao hơn thực tế thì cần điều chỉnh sai sót.
- Khi thực hiện giảm giá bán hàng hóa: Trường hợp bên bán chất thuận giá sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn (giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém chất lượng, hàng lỗi,…
- Thực hiện chiết khấu thương mại: Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
- Điều chỉnh doanh thu giảm: Khi quyết toán giá trị công trình xây dựng, lắp đặt.
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không cần thiết phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Lưu ý rằng:
- Hóa đơn đã lập trước đó bị sai chỉ tiêu nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó.
- Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.
- Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
- Khi lập hóa điều chỉnh, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót hay lý do phải điều chỉnh hóa đơn.
Các bước viết hóa đơn điều chỉnh giảm
Để viết hóa đơn điều chỉnh giảm, bạn sẽ tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Cả hai bên phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
- Bước 2: Bên bán lập biên bản điều chỉnh hóa đơn giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT. Đồng thời bên mua tiến hành kê khai vào mẫu 01-2/GTGT.
- Bước 3: Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các trường hợp kế toán cần phải viết hóa đơn điều chỉnh giảm. Hi vọng rằng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này
Tin liên quan
Để lại một phản hồi